26/08/2024
12/08/2024
05/08/2024
12/07/2024
23/04/2024
26/01/2024
05/01/2024
15/12/2023
15/12/2023
15/11/2024
13/11/2024
31/10/2024
08/10/2024
25/09/2024
25/09/2024
23/09/2024
20/09/2024
10/09/2024
27/08/2024
20/08/2024
14/08/2024
07/08/2024
09/07/2024
01/07/2024
11/06/2024
29/05/2024
28/05/2024
20/04/2024
11/04/2024
10/04/2024
22/03/2024
20/03/2024
19/03/2024
07/03/2024
29/02/2024
20/02/2024
15/02/2024
30/01/2024
25/01/2024
23/01/2024
22/01/2024
16/01/2024
15/01/2024
04/01/2024
27/12/2023
27/12/2023
24/11/2023
24/11/2023
24/11/2023
AN NINH HÀNG HẢI, MỘT TRONG 5 VẤN ĐỀ LO NGẠI KHI BIỂN ĐỎ "DẬY SÓNG"
Ngày đăng: 31/01/2024
Tin tức Bách Việt đăng tải ngày 30/01/2024
Theo dữ liệu mà Viện IfW Kiel của Đức công bố, từ tháng 11 đến 12/2023, thương mại toàn cầu đã giảm 1,3%, khối lượng container qua Biển Đỏ đã giảm mạnh và hiện thấp hơn gần 70% so với lưu lượng thông thường.
Tình hình ở Biển Đỏ nói riêng và khu vực Trung Đông hiện nay đang vô cùng phức tạp, khó lường với những hậu quả nghiệm trọng có thể xảy ra.
Một là, tình trạng nguy hiểm hiện tại ở Biển Đỏ đã dẫn đến việc thị trường bảo hiểm hàng hải London (Anh) phân loại lại khu vực này ở mức rủi ro cao, đồng nghĩa với việc phí bảo hiểm và nói rộng ra là chi phí hàng hóa sẽ tăng cao.
Hơn nữa, các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại được cho là có mối liên hệ với Israel đã buộc các hãng vận tải khổng lồ toàn cầu như Maersk, Hapag-Lloyd, CMA và CGM cũng như tập đoàn dầu mỏ BP phải tạm ngừng các chuyến hàng qua vùng biển này và tái định tuyến qua mũi Hảo Vọng ở phía Nam châu Phi. Việc này khiến mỗi chuyến hàng khứ hồi kéo dài thêm 3 tuần và tăng thêm 50% chi phí.
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí vận tải leo thang và xung đột nguy cơ lan rộng không chỉ là vấn đề khu vực mà sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu vốn còn đang chìm trong lạm phát. Các tác động lan tỏa của một nền kinh tế toàn cầu gắn kết có thể sẽ rất lớn và kéo dài.
Hai là, liên minh hải quân do Mỹ dẫn đầu trong chiến dịch "Người bảo vệ thịnh vượng" là rất quan trọng để bảo vệ các tuyến đường vận chuyển huyết mạch qua Biển Đỏ, tuy nhiên, hiệu quả của nó vẫn chưa thực sự được xác định, nhất là khi một số đồng minh rút lại cam kết đối với hoạt động này.
Mỹ, Anh và đối tác có thể sẽ thiệt hại đáng kể nếu tình hình leo thang hơn nữa, thậm chí Mỹ có thể bị sa lầy vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông với những tác động về kinh tế, chính trị và an ninh sâu sắc. Hơn nữa, việc các chủ thể chủ chốt trong khu vực không tham gia có thể khiến hạn chế các hoạt động của liên minh.
Ba là, một khía cạnh cũng rất đáng quan tâm đối với căng thẳng hiện nay đó là sự chênh lệch về chi phí trong phương pháp triển khai vũ khí của hai bên.
Lực lượng Houthi sử dụng UAV giá rẻ trong các cuộc tấn công nhưng đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc làm gián đoạn những tuyến vận chuyển chính và tạo ra các mối đe dọa đáng kể về an ninh. Tuy nhiên, hiệu quả của các cuộc tấn công bằng UAV không đồng nghĩa với việc Houthi có thể duy trì được các cuộc tấn công trong một thời gian dài mà không gặp các trở ngại về vấn đề tài chính.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đáp trả bằng các hệ thống và vũ khí phòng thủ phức tạp, chi phí cao nhưng xét về mặt kinh tế, việc này là không phù hợp. Sự chênh lệch này có nghĩa dù có thể chống lại các mối đe dọa từ Houthi một cách hiệu quả thì gánh nặng tài chính cũng rất cao và có thể làm cạn kiệt nguồn lực của các bên tham gia và có thể tác động ngược lại với nền kinh tế của chính họ.
Bốn là, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các tuyến vận tải trên Biển Đỏ cũng tạo thêm lớp ý nghĩa toàn cầu của cuộc xung đột, ảnh hưởng đến các quyết định quốc tế và làm phức tạp thêm các động lực của khu vực.
Việc Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào hoạt động hàng hải ở Biển Đỏ được thông qua ngày 10/01 với 11 phiếu thuận, không có phiếu chống, 4 phiếu trắng của Nga, Trung Quốc, Mozambique và Algeria là rất đáng chú ý.
Điều này cho thấy cách tiếp cận đa sắc thái của các siêu cường như Nga và Trung Quốc đối với các vấn đề trong khu vực, nhất là trong bối cảnh quan hệ của hai nước này với thế giới Ả rập có nhiều bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây.
Năm là, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ chỉ riêng sự hiện diện quân sự không thể giải quyết được các động lực chính trị phức tạp đang thúc đẩy cuộc xung đột này. Chiến dịch bảo vệ an ninh hàng hải trên Biển Đỏ do Mỹ, Anh và các lực lượng khác đang tiến hành hiện nay dù hiệu quả nhưng cũng chỉ có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Vấn đề quan trọng hiện nay là cần phải có cách tiếp cận toàn diện và mang tính ngoại giao để giải quyết những vấn đề cơ bản này một cách hiệu quả.